Đã đến lúc ASEAN tỏa sáng

Theo Ông Anthony Couse, Giám đốc điều hành JLL khu vực Châu Á Thái Bình Dương

tháng mười hai 22, 2016

Lễ kỷ niệm lần thứ nhất Cộng đồng Kinh tế ASEAN thành lập được diễn ra vào cuối năm nay và dường như khối thương mại của 10 quốc gia Đông Nam Á này đang phải đứng trước những quyết định.

Sau kết quả đầy bất ngờ của cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, tương lai của những thương vụ giao dịch thương mại đa quốc gia vẫn còn nhiều khó khăn và sự sụp đổ của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có thể xảy ra. Chúng tôi đang nhận thấy được động lực đang gia tăng từ Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), đây là một thỏa thuận thương mại tự do dẫn đầu bởi Trung Quốc, bao gồm tất cả 10 nước thành viên ASEAN, và Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand. Bộ trưởng Thương mại Indonesia đã kêu gọi đàm phán Hiệp định RCEP sẽ được ký kết vào năm 2017 nhằm nâng cao hơn vị thế của ASEAN.

Trong năm nay, AEC tham vọng hội nhập kinh tế trong khu vực Đông Nam Á - một thị trường với 2,6 nghìn tỷ USD và 622 triệu người - nền kinh tế của ASEAN tiếp tục đạt mức tăng trưởng tốt, khoảng 5% mỗi năm so với tỉ lệ tăng trưởng toàn cầu là 3,52%/năm. Đối diện với những cơ hội cũng như thách thức, vậy triển vọng nào đối với ngành kinh doanh bất động sản?

Động lực ở Việt Nam

Trong khi một số quốc gia thành viên, gồm Malaysia và Singapore phải đối mặt với những thách thức của sự tăng trưởng chậm lại thì những quốc gia khác lại có xu hướng đi lên. Đặc biệt là Việt Nam đạt được những thành tựu, với tốc độ tăng trưởng GDP đạt khoảng 6% trong năm nay, trong đó lĩnh vực bất động sản đã có những bước cải thiện đáng kể từ năm 2015. Mới đây chính phủ đã đưa ra một số chính sách cải thiện, như áp dụng các quy định về tài chính mạnh mẽ hơn đối với các chủ đầu tư bất động sản cũng như việc nới lỏng các điều luật trong đầu tư nước ngoài, giúp quốc gia này trở thành một điểm đến ngày càng hấp dẫn, đặc biệt đối với các nhà đầu tư từ Singapore và Nhật Bản.

Theo công bố của Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Phúc, tại Hội nghị ở Hà Nội, dòng vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam có thể đạt mức kỷ lục 15 tỷ USD trong năm nay. Đầu tư vào lĩnh vực bất động sản đã đạt 983 triệu USD trong 10 tháng đầu năm 2016, đáng chú ý nhất là Tp. Hồ Chí Minh - trung tâm thương mại của đất nước. Tương lai không xa việc xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm, chiếm gần 657 ha và nằm về phía đông sông Sài Gòn sẽ được phát triển thành quận tài chính trung ương mới. Khu vực này sẽ là nơi lưu trú của hơn 150.000 hộ dân và 200.000 chuyên gia. Quận 2 đã thu hút gần 2.000 tỷ USD để phát triển thành phố sinh thái thông minh từ dự án 86 tầng Empire City Tower; Trung tâm tài chính Thủ Thiêm; và dự án sinh thái phức hợp của Đại Quang Minh, trong đó kết hợp một quảng trường công cộng rộng 28 ha và công viên ven sông.

Lĩnh vực bán lẻ và nghỉ dưỡng cũng đang tăng trưởng mạnh mẽ. Trong tháng 8 vừa qua, Tp. Hồ Chí Minh đã chào đón trung tâm bách hóa lớn nhất tại Việt Nam đến nhà bán lẻ Takashimaya, tọa lạc tại Saigon Centre với khuôn viên rộng gần 590.000 dặm vuông. Ngoài ra, dự án Hội An South Integrated Resort hiện cũng đang được xây dựng, giai đoạn đầu của dự án sẽ hoàn thành vào năm 2019; Vào tháng 6, Vịnh Hạ Long đã đón nhận dự án khách sạn 5 sao đầu tiên mang thương hiệu Wyndham Legend Halong Bay.

Tuy nhiên, Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trong khu vực vẫn đang phải đối mặt với một số vấn đề về cơ cấu. Các doanh nghiệp nhà nước cần được thiết lập lại, trong khi đó lĩnh vực ngân hàng sẽ được hưởng lợi từ sự minh bạch và cải thiện đồng nhất.

Dõi theo Philippines

Ở Việt Nam, các nhà đầu tư vẫn đang theo dõi Philippines. Cả hai quốc gia đều có dân số đông, với hơn một nửa dân số ở độ tuổi dưới 40. Cũng giống như Việt Nam, Philippines  có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân cao khoảng 6% mỗi năm và luôn phải đối mặt với những hiểm họa về môi trường bất ổn ảnh hưởng từ địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc.

Việc sử dụng nguồn nhân lực từ nước ngoài của Philippines tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng bất động sản, tạo ra nhu cầu về không gian văn phòng. Tỷ lệ trống giảm, giá thuê tăng 7,8% trong quý 3 năm 2016 so với cùng kỳ năm ngoái. 5 dự án văn phòng đã được hoàn thiện vào quý 3, thêm hơn 700.000 dặm vuông vào diện tích văn phòng tại Metro Manila. Việc gia tăng tầng lớp trung lưu tại nước này đã giúp ngành bán lẻ tăng trưởng mạnh mẽ nhờ vào nhu cầu của các nhà bán lẻ quốc tế và địa phương.

Thách thức phía trước

Thách thức của ASEAN là đưa ra các văn kiện phù hợp với những giai đoạn phát triển khác nhau của các quốc gia thành viên cho đến sự đa chủng tộc, ngôn ngữ và văn hóa. Các vấn đề khác cũng gây khó khăn cho sự hội nhập, cơ sở hạ tầng kém phát triển ở các quốc gia như Lào, Campuchia và Myanmar, và sự thiếu thống nhất trong chính trị cũng cần phải được thúc đẩy bằng những chính sách.

Mặc dù có những bất ổn, AEC vẫn còn nhiều điều để mong đợi cho năm thứ hai. Có thể nhận thấy được nguồn năng lượng  rất lớn ở khu vực Đông Nam Á sau khi tôi chuyển đến Singapore trong năm nay và viếng thăm Philippines, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam.

Trong số các đồng nghiệp và khách hàng mà tôi từng gặp, hấu hết đều có quan điểm tích cực về cơ hội phát triển trong lĩnh vực bất động sản, nhờ vào tốc độ đô thị hóa và sự phát triển cơ sở hạ tầng. Các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ cần cân nhắc hơn để tìm ra các giải pháp nhằm thúc đẩy khối thương mại này phát triển và hội nhập cùng với thương mại toàn cầu đang ngày càng sôi động.

About JLL


Bạn muốn tìm hiểu thêm? Nói chuyện với đội ngũ của chúng tôi