Kết nối mạng lưới cao tốc thúc đẩy tăng trưởng ở Đông Nam Á

Cột mốc ngày 08/08/2017 kỷ niệm 50 năm thành lập Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á đánh dấu sự tăng trưởng kinh tế cũng như đầu tư của khu vực.​

tháng một 01, 2021

Vietnam, 23 August 2017 – Cột mốc ngày 08/08/2017 kỷ niệm 50 năm thành lập Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á đánh dấu sự tăng trưởng kinh tế cũng như đầu tư của khu vực.​

Là một cường quốc của toàn khu vực, các nền kinh tế của Đông Nam Á dự kiến sẽ tăng trưởng trung bình 5% mỗi năm cho đến năm 2020 và ngành bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ vào nhân khẩu học cũng như tiềm năng thu hút đầu tư sản xuất và tài sản logistics của khu vực.

Nhìn về phía trước, nhiều dự án đang được hoàn thiện sẽ thiết lập nguồn năng lượng như là một động cơ để tăng trưởng cho khu vực; Sáng kiến Đường Vành đai của Trung Quốc sẽ đi qua Việt Nam, Malaysia và Indonesia trong khi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) hiện đang được đàm phán giữa ASEAN cùng sáu nước đối tác thương mại chính là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand – sẽ tăng cường đầu tư và thúc đẩy tự do hóa thương mại hàng hoá và dịch vụ.

Trong đó đặc biệt là các dự án đường sắt cao tốc đang được xây dựng trên khắp Đông Nam Á có thể tạo ra một liên kết mạnh mẽ giữa các nước. Singapore và Malaysia đã đề xuất một tuyến cao tốc kết nối hai quốc gia trong khi Indonesia đang có kế hoạch cho đường cao tốc giữa Jakarta và Bandung và công trình đường sắt Sino-Thai hợp tác bởi Trung Quốc và Thái Lan gần đây đã được đẩy nhanh tiến độ với mục tiêu khởi công vào tháng Mười.

Hiệu ứng đường cao tốc

"Phát triển cơ sở hạ tầng đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn và chính phủ các nước khu vực Đông Nam Á có thể học hỏi kinh nghiệm từ các tuyến cao tốc trên toàn Châu Á, để tạo cơ hội không chỉ cho nhà đầu tư và chủ đầu tư mà còn cho các doanh nghiệp và cư dân của các thành phố dọc theo tuyến đường cao tốc", theo Regina Lim, Trưởng phòng Nghiên cứu thị trường Singapore của JLL chia sẻ.

Steven McCord, Giám đốc Nghiên Cứu phía Bắc Trung Quốc của JLL đưa ra ví dụ về tuyến cao tốc Bắc Kinh–Thượng Hải​ đã thúc đẩy sự tăng trưởng ở những thành phố chạy dọc theo hành lang như Nam Kinh, Thường Châu, Vô Tích và Tô Châu. "Đường sắt cao tốc không chỉ thay đổi cảnh quan mà còn có thể thay đổi cả suy nghĩ. Người dân Bắc Kinh đã từng nghĩ Thiên Tân cách họ rất xa, mất cả ngày dài để di chuyển. Ngày nay họ xem nơi đây như sân sau của mình."

Tuyến cao tốc Sino-Thai nối bờ biển công nghiệp phía đông của Thái Lan với các tỉnh phía bắc dự kiến sẽ giảm thời gian di chuyển giữa Bangkok và tỉnh đông bắc Nakhon Ratchasima từ sáu tiếng xuống còn 90 phút.

Sự thành công của việc phát triển các dự án phức hợp ngay trên các trạm tàu cao tốc ở những thành phố tấp nập đã chứng minh cho những chiến lược đầu tư đúng đắn gần đây; Tại Nhật Bản và Hồng Kông, các dự án phức hợp thường được đặt ngay trên đầu các ga tàu và chúng đã trở thành điểm đến lý tưởng. Singapore đang bắt tay làm theo mô hình này. Theo Lawrence Wong, Bộ trưởng Bộ Phát triển Quốc gia, tuyến cao tốc tại Jurong của Singapore sẽ được thiết lập để trở thành "hành lang phức hợp" gồm nhà ở, khách sạn, văn phòng và các tiện nghi thương mại khác.

Tương lai của ASEAN sẽ rất tươi sáng khi khu vực được kết nối và phát triển hơn trong những thập kỷ tới. Các mạng lưới cao tốc đang trong giai đoạn hoàn thiện hiện nay sẽ đưa khu vực bền vững trên con đường để tăng trưởng và những cơ hội lớn hơn.

About JLL


Bạn muốn tìm hiểu thêm? Nói chuyện với đội ngũ của chúng tôi