Sáu xu hướng dẫn đầu thị trường bán lẻ tại Châu Á Thái Bình Dương

Từ sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành thương mại điện tử cho đến những thay đổi nhanh chóng trong nhu cầu của người tiêu dùng và sự xuất hiện của các công cụ tự động.

tháng tám 06, 2018

Vietnam, 11 September 2017 – Từ sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành thương mại điện tử cho đến những thay đổi nhanh chóng trong nhu cầu của người tiêu dùng và sự xuất hiện của các công cụ tự động.

Tại Châu Á Thái Bình Dương, ngành bán lẻ đang phải đối mặt với những thách thức trong việc áp dụng các chiến lược mới nhằm thỏa mãn người tiêu dùng.

Sự kiện giá thuê mặt bằng sụt giảm tại Hồng Kông - một trong những kinh đô mua sắm hàng đầu ở Châu Á - đã giúp những ông chủ bán lẻ mới tự tin mở rộng và gia nhập vào thị trường. James Assersohn, Giám đốc bán lẻ, JLL Châu Á Thái Bình Dương cho biết: "Kinh doanh đang bùng nổ trở lại đối với nhiều nhà bán lẻ và việc giảm giá thuê ở những con đường đông đúc đã tạo ra cơ hội tuyệt vời cho những ông chủ khao khát có không gian ở trung tâm."

Ông cho biết thêm gần đây các thương hiệu thời trang thuộc nhiều phân khúc khác nhau đã lần lượt khai trương. Trong khi thương hiệu chuyên về đồ thể thao Decathlon vừa khai truơng cửa hàng đầu tiên trong trung tâm Causeway Bay, nhà bán lẻ nội y Victoria's Secret cũng đã công bố tham vọng trở thành hãng thời trang lớn nhất ở khu vực này, thương hiệu chuyên về âm thanh Devialet của Pháp đã nhanh chóng mở cửa khắp thành phố và nhiều hãng thời trang nổi tiếng của Anh như Whistles và Phase Eight cũng gia nhập thị trường.

Các thành phố khác như New Delhi và Sydney đang làm tái cấu trúc lại các trung tâm mua sắm và bán lẻ, việc cải tạo này nhằm khuyến khích các thương hiệu mới gia nhập thị trường xem xét các không gian đã từng bị bỏ quên trước đây.

Assersohn chia sẻ "Các nhà vận hành bán lẻ đang nhận ra rằng họ cần phải thích nghi với những thay đổi. Bằng cách chú ý đến những gì người tiêu dùng muốn và đón đầu xu hướng mới, một bức tranh bán lẻ đầy năng động đang ngày càng nổi lên khắp Châu Á."

Dưới đây là sáu xu hướng chính định hình ngành bán lẻ tại Châu Á Thái Bình Dương từ Tokyo đến Singapore:

Ẩm thực làm hài lòng khách mua sắm

Để thu hút khách mua đến với trung tâm mua sắm, các nhà vận hành đang thiết lập nhiều không gian hơn cho các nhà hàng và khu ẩm thực. Tại Singapore, các nhà vận hành đã thay đổi diện tích khu ẩm thực lên gấp đôi so với thập kỷ trước và hiện nay chiếm 30% diện tích của trung tâm mua sắm. Tại vùng ngoại ô Bắc Kinh, các trung tâm mua sắm dành nhiều diện tích hơn cho các quán café do người Trung Quốc đang có xu hướng thích thưởng thức hương vị của loại hạt này cũng như chọn quán café là địa điểm cho các cuộc gặp gỡ.

Áp dụng Omnichannel

Omnichannel ở đây giống như một chiến lược bán lẻ đa phương bằng cách cung cấp cho người mua sắm sự thuận tiện kết hợp giữa trực tuyến và cửa hàng, chẳng hạn như chọn và lấy hàng tại cửa hàng sau đó dễ dàng thanh toán trực tuyến. Nhiều trung tâm mua sắm ở Mumbai đang triển khai phương thúc này như trung tâm Infiniti và trung tâm Oberoi, khách mua chỉ cần nhấp chuột và thưởng thức sự tiện nghi. Tại Seoul, thương hiệu mỹ phẩm Hàn Quốc Memebox chuyên bán hàng trực tuyến đã mở cửa hàng đầu tiên vào năm ngoái trong khi trung tâm thương mại nổi tiếng Shinsegae cũng đã cho ra mắt ứng dụng "S Mind", ứng dụng chuyên gởi những món hàng đề xuất cho người dùng.

Tạo điểm nhấn

Chủ đầu tư ở Thượng Hải đang khiến người mua sắm bùng nổ với những dự án độc đáo như Lane 189, khu phức hợp bảy tầng kết hợp giữa bán lẻ, nhà hàng, văn phòng và không gian công cộng được thiết kế bởi kiến trúc sư người Hà Lan nổi tiếng Ben Van Berkel. Siêu dự án Halcyon Riverbank trên bến cảng Lujiazui cung cấp một hành lang dạo mát Pier Slow với nhiều nhà hàng và đặc sản có chiều dài 20km. Còn tại Nhật Bản, dự án đặc biệt Jo-Terrace tại Osaka đã mang một làn sóng mới trong khuôn viên Lâu đài Osaka.

Gia tăng trải nghiệm cuộc sống

Beyond food and shopping, lifestyle offerings have proven successful in bringing consumers to the door. Taipei's retail scene was rejuvenated recently with the opening of an Apple store in the iconic Taipei 101; Melbourne welcomedAustralia's first Legoland Discovery Centre at Chadstone shopping mall, while Hong Kong malls have invested in experiential lifestyle events and pop-up stores. In fact, big players in Hong Kong such as Pacific Place and Harbour City now have dedicated spaces exclusively for events and pop-ups.

Ngoài ẩm thực và mua sắm, những trải nghiệm cuộc sống đã chứng minh được sự thành công của nó trong việc đưa người tiêu dùng đến cửa hàng. Ngành bán lẻ tại Đài Bắc như được thổi luồng gió mới khi gần đây hãng điện tử Applemở cửa hàng di động tại tháp Taipei 101- biểu tượng của thành phố; trung tâm thương mại Chadstone tại thành phố Melbourne cũng chào đón thế giới đồ chơi Legoland Discovery đầu tiên của Úc, các trung tâm mua sắm ở Hồng Kông đầu tư nhiều hơn vào các chương trình trải nghiệm và các gian hàng mở điển hình như tòa nhà phức hợp Pacific Place và trung tâm thương mại Harbour City dành hẳn không gian riêng cho những sự kiện này.

​​Asia-retail-targeting-a-specific-audience-1000x500.jpg

Khách hàng mục tiêu

Khi Ansal Plaza - trung tâm thương mại đầu tiên của thành phố New Delhi thực hiện tái cấu trúc sơ đồ dịch vụ, và họ đã thành công trong việc đưa nơi đây trở thành điểm đến của thể thao và giải trí. Trung tâm đã chào đón ông lớn ngành thể thao của Pháp – Decathlon là khách thuê chủ chốt và mở ra một trung tâm giải trí đa dạng, The Arena. Tại thành phố Sydney, khu vực trung tâm thành phố đang trải qua những thay đổi lớn và trở nên thú vị cho người dân, với sự góp mặt của thương hiệu thời trang đình đám Acne từ Thụy Điển và trung tâm thương mại độc đáo World Square.

Theo đuổi khách du lịch

Các trung tâm thương mại Châu Á chiếm được nhiều cảm tình đối với khách du lịch, đặc biệt là khách Trung Quốc. Trung tâm mua sắm mới nhất của thành phố Bangkok là Show DC nhắm mục tiêu đến khách du lịch, với ý tưởng thiết kế từ chủ đề K-pop, trung tâm cung cấp quầy dịch vụ đa ngôn ngữ, phòng cảnh sát du lịch và khu vực dành riêng cho những ai muốn nếm hoặc thưởng thức sầu riêng. Thành phố Tokyo cũng chào đón khu mua sắm Ginza Six hồi tháng tư, một khu phức hợp 13 tầng cung cấp nhiều dịch vụ khác biệt - với Bảo tàng Nghệ thuật Mori, nhà hát Noh và các cửa hàng chuyên về văn hoá và quà lưu niệm như vật liệu sơn mài Yamada Heiando, trà xanh Tsujiri và một cửa hàng tiện lợi Lawson.

About JLL


Bạn muốn tìm hiểu thêm? Nói chuyện với đội ngũ của chúng tôi