Sự rút lui của Hoa Kỳ khỏi hiệp định TPP có ảnh hưởng gì đến Châu Á và khu vực sông Mê Kông?

Một khi Trung Quốc và Nhật Bản vẫn giữ cam kết đầu tư mạnh vào khu vực, tăng trưởng đầu tư sẽ chỉ là vấn đề về thời gian

tháng hai 18, 2017

VIỆT NAM, Tháng 2/2017 – Một khi Trung Quốc và Nhật Bản vẫn giữ cam kết đầu tư mạnh vào khu vực, tăng trưởng đầu tư sẽ chỉ là vấn đề về thời gian

Một trong những động thái đầu tiên của ông Donald Trump khi nhậm chức là tuyên bố Mỹ rút khỏi Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Trong khi đó, theo thông tin cho hay, Thủ tướng Nhật Bản – ông Shinzo Abe hi vọng có thể thuyết phục Tổng Thống đắc cử - ông Trump ở lại TPP, điều này vẫn còn để mở.

Tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Doanh Nghiệp APEC tại Lima Peru vào tháng 11, Chủ tịch Tập Cận Bình đã cam kết sẽ mở cửa kinh tế rộng hơn trong khu vực. Ông đã đưa ra tầm nhìn thương mại trong khu vực bằng việc thúc đẩy Bắc Kinh qua Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực mà không có sự tham gia của Hoa Kỳ.

Ông cũng hứa hẹn một nền kinh mở cửa hơn nữa cho khu vực, Trung Quốc nhấn mạnh sẽ thúc đẩy sự phát triển chung của tất cả các nước trong châu Á – Thái Bình Dương để tạo ra nhiều cơ hội hơn cho con người trong khu vực.

"Chúng ta có thể nhận thấy sự đổi mới từ phía Trung Quốc nhằm hỗ trợ cho nền kinh tế trong khu vực. Điều này có thể tác động đáng kể đến các dự án cơ sở hạ tầng có quy mô lớn tại khu vực và hỗ trợ cho việc đầu tư vốn tư nhân". Ông Stephen Wyatt, Tổng Giám đốc, JLL Vietnam. "Điều này có thể là một tác động đáng kể đến các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn đối với khu vực và cũng có thể mở đường cho nguồn vốn đầu tư tư nhân"

Kế hoạch cho vùng sông Mekong 

Trung Quốc và Nhật Bản đã cam kết sẽ chi hàng tỷ USD vào các dự án cơ sở hạ tầng ở khu vực sông Mekong. Sông Mekong bắt nguồn từ Trung Quốc, đi qua Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và cuối cùng là Việt Nam.

Mặc dù có sự cải tiến trong các dự án cơ sở hạ tầng được chính phủ tài trợ, khu vực này vẫn phải tiếp tục đối mặt với việc thiếu đầu tư vốn tư nhân. Những nỗ lực để thúc đẩy sự phát triển vẫn chưa được hoàn thành, một phần là do tranh chấp trong xây dựng đập thủy diện.

Nhưng điều này đang thay đổi. Tháng 3 năm ngoái, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã gặp các nhà lãnh đạo đến từ năm quốc gia trong khu vực tiểu vùng sông Mekong – Thái Lan, Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam – trong lễ khai mạc Hội nghị các lãnh đạo Tổ chức Lancang-Mekong. Ông Lý đã công bố Trung Quốc sẽ cung cấp các khoản vay ưu đãi 10 tỷ nhân dân tệ (1,5 tỷ USD) và hạn mức tín dụng lên đến 10 tỷ USD để tài trợ cho cơ sở hạ tầng và cải thiện sự mạng lưới liên kết trong khu vực.

Kiến nghị mới nhất của Trung Quốc sau Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) được Trung Quốc khởi xướng vào năm 2014. Ngân hàng đã hỗ trợ đến 56 quốc gia khác nhau với số vốn ban đầu là 100 tỷ USD nhằm hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng trên toàn khu vực Châu Á. Năm quốc gia thuộc lưu vực sông Mekong là thành viên của AIIB. Trung Quốc cũng đã thành lập quỹ Silk Road - Con đường tơ lụa để hỗ trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng, đặc biệt với 40 tỷ USD đề xuất cho tuyến đường "Một vành đai, một con đường", bao gồm những dự án phát triển gần khu vực sông Mekong.

Vào tháng Chín, Hội Nghi cấp cao Mekong – Nhật Bản lần thứ 8 đã diễn ra tại Lào với sự tham gia của Thủ tướng Shinzo Abe. Giới thiệu "Chiến lược Tokyo mới năm 2015 cho sự hợp tác giữa Mekong - Nhật Bản", Nhật Bản cho biết họ đã cam kết hơn một phần ba trong 750 tỷ Yên (6,8 tỷ USD) cho kế hoạch hỗ trợ trong giai đoạn ba năm, kể từ tháng 4 năm 2016 tại năm quốc gia trong khu vực sông Mekong, đặc biệt là các dự án về cơ sở hạ tầng.

"Những kiến nghị này dự kiến sẽ tác động tích cực cho khu vực sông Mekong và thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng trong khu vực phát triển mạnh mẽ hơn so với thời gian qua," ông Wyatt nói.

Những đập thủy điện gây tranh cãi

Hiện có 11 con đập được đề xuất xây dựng dọc theo hạ lưu sông Mekong với mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế của khu vực thông qua thủy điện. Tuy nhiên, theo một báo cáo vào tháng 4 năm 2016 của Ủy ban khu vực sông Mekong, dự báo các dự án đập sẽ gây "ảnh hưởng tiêu cực" đến môi trường và nền kinh tế của khu vực, nơi được biết đến như "Vựa lúa của Châu Á".

Trong khi đó, Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) lên kế hoạch tài trợ để cải thiện cơ sở hạ tầng và xóa đói giảm nghèo trong khu vực. Trong báo cáo gần đây của ADB đã chỉ ra gần 11 tỷ USD được chi trả cho các dự án cơ sở hạ tầng ưu tiên kể từ năm 1992.

Giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2015, có đến 163 trong tổng số 270 dự án của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) ở các quốc gia thuộc khu vực hạ lưu sông Mekong trong các lĩnh vực liên quan đến cơ sở hạ tầng – Năng lượng, Công nghệ thông tin và Truyền thông, Giao thông, Nước và Cơ sở hạ tầng đô thị khác.

Tại các khu vực khác, Kế hoạch tổng thể Kết nối ASEAN (MPAC) đã được thông qua vào năm 2010. Đây là một kế hoạch có quy mô rộng lớn của ASEAN nhằm cải thiện mạng lưới liên kết, tập trung chủ yếu vào sự phát triển cơ sở hạ tầng trong khu vực.

Ông Wyatt nói: "Bất động sản ở Khu vực Hạ lưu sông Mekong sẽ được hưởng lợi từ việc tăng cường kết nối từ những dự án phát triển cơ sở hạ tầng và thu hút dòng vốn thương mại từ sự hình thành của Cộng đồng Kinh Tế ASEAN". "Trong những sáng kiến được đề xuất bởi chính phủ, dự án "Một vành đai, một con đường" của Trung Quốc sẽ có tác động đáng kể đến thị trường bất động sản của khu vực".

Theo Chính phủ Trung Quốc, tầm nhìn của dự án "Một vành đai, Một con đường" nhấn mạnh tầm quan trọng của phía Tây Nam Trung Quốc, nơi được xem như một cửa ngõ cho Con đường Tơ lụa trên cả đất liền và đại dượng, bao gồm việc thông qua Myanmar, Lào và Việt Nam như một phần cho Trung Quốc mở cửa vào phía Nam và khu vực Đông Nam Á".

"Trong tương lai, những kiến nghị được đề xuất bởi chính phủ nhằm thúc đẩy sự phát triển cơ sở hạ tầng cho khu vực. Chúng tôi lạc quan về triển vọng của khu vực và cho rằng đây chỉ là vấn đề về thời gian trước khi những dòng vốn đầu tư tư nhân tiếp cận" ông Wyatt chia sẻ. Ngoài ra, "Khu vực sông Mekong là một phạm vi mới của sự tăng trưởng kinh tế Châu Á và đầy tiềm năng để trở thành một trong những khu vực phát triển nhanh nhất thế giới".

About JLL


Bạn muốn tìm hiểu thêm? Nói chuyện với đội ngũ của chúng tôi