Thị trường Châu Á Thái Bình Dương: Q1 2017
ổng khối lượng giao dịch bất động sản thương mại tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương tăng lên đáng kể trong quý cuối cùng của năm 2016
VIETNAM, 24 May 2017 – Tổng khối lượng giao dịch bất động sản thương mại tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương tăng lên đáng kể trong quý cuối cùng của năm 2016, bất chấp sự biến động của thị trường sau Brexit và kết quả cuộc tổng tuyển cử của Mỹ, đạt 130 tỷ USD, tăng 5% so với năm 2015. Ở Singapore (tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái), Trung Quốc (tăng 24% so với cùng kỳ), Ấn Độ (tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái) và Hàn Quốc (tăng gấp đôi so với năm 2015). Tuy nhiên, Hồng Kông (giảm 14%) và Australia (giảm 13%), chủ yếu là do thiếu sản phẩm, trong khi đó hiệu suất tại Nhật Bản vẫn giữ mức ổn định.
Kết quả của năm 2016 được thúc đẩy bởi nhiều giao dịch lớn ở các địa điểm khác nhau. Giao dịch lớn nhất hoàn thành trong Q4 là việc quỹ đầu tư thành lập bởi ARA Asset Management và China Life thâu tóm dự án Century Link tại Phố Đông Thượng Hải có giá trị lên đến 2,9 tỷ USD. Tiếp theo là CIC và Brookfield Asset Management mua lại dự án IFC Seoul từ công ty bất động sản AIG Global (2,3 tỷ USD). Hai giao dịch trên, cùng với Qatar Investment Authority thâu tóm dự án Asia Square Tower One tại Singapore (2,5 tỷ USD), là ba thương vụ lớn nhất khu vực Châu Á Thái Bình Dương trong năm 2016.
Trong phân khúc trung cấp, lượng giao dịch trong khu vực tăng 18% so với năm 2015 lên 46 tỷ USD. Chủ yếu nhờ vào các giao dịch trên tài sản có giá trị từ 50 triệu USD đến 250 triệu USD, ở Trung Quốc (tăng 85% so với cùng kỳ) và Nhật Bản (tăng 46% so với cùng kỳ).
Trung Quốc có một năm bội thu với các giao dịch chính được thực hiện bởi JLL như thương vụ trung tâm mua sắm Jinqiao Life (825 triệu USD), Central Plaza và Parkside Plaza ở Thượng Hải. Một số khác bao gồm cả việc Blackstone mua danh mục công nghiệp của Goodman tại Úc (487 triệu USD), giao dịch Capital Square (337 triệu USD) tại Singapore, tài sản hậu cần và khách sạn ở Nhật Bản, cũng như một số tòa nhà văn phòng trọng điểm ở Ấn Độ và Malaysia.
Tốc độ huy động vốn của các tổ chức đầu tư bất động sản tư nhân (PERE) chậm lại, cụ thể trong năm 2016, 32 quỹ đầu tư thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã đóng góp khoảng 11,4 tỷ USD trong năm 2016, thấp hơn so với mức 13,2 tỷ USD vào năm 2015. Lượng vốn tại khu vực này tăng từ 22 tỷ USD trong năm 2012 lên 35 tỷ USD vào năm 2016.
Trên toàn khu vực, chúng tôi kỳ vọng khối lượng đầu tư sẽ giữ mức ổn định vào khoảng 130 tỷ USD trong năm 2017, do các tổ chức đầu tư đang hướng tới phân bổ nguồn vốn vào các tài sản bất động sản nhằm đạt được mục tiêu lợi nhuận - theo ANREV, các tổ chức đầu tư tại Châu Á Thái Bình Dương vẫn còn cách khoảng 300 điểm so với mục tiêu phân bổ vào bất động sản như đã đặt ra. Trong những năm tới, lượng vốn đầu tư toàn cầu được bự báo tiếp tục tăng cũng như dòng chảy của vốn đầu tư từ nước ngoài vào khu vực này sẽ chủ yếu đến từ nhóm PERE, các công ty liên doanh và các nguồn vốn đầu tư trực tiếp.
Sự thiếu hụt về nguồn cung có thể vẫn tiếp tục tiếp diễn, tuy nhiên việc chuyển nhượng bất động sản sẽ mang đến nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư sơ cấp và các nhà đầu tư sẽ tìm kiếm các kênh đâu tư thay thế như các Quỹ đầu tư tín thác bất động sản (REIT), các công ty đầu tư cá nhân và chứng khoán đảm bảo bằng tài sản. Một số thị trường trọng điểm như Australia, Nhật Bản và Singapore có thể vẫn là những điểm đến đầu tư được ưa chuộng, chúng tôi mong đợi thị trường Ấn Độ sẽ hoạt động mạnh mẽ hơn cũng như sự tăng trưởng đầu tư tại các nước ở Đông Nam Á như Việt Nam và Philippin. Đây là những thị trường đang cho thấy nhiều triển vọng tốt hơn về tăng trưởng cho thuê.
Mặc dù mức lãi suất và tỉ lệ lạm phát thấp đang có xu hướng tăng trở lại nhưng ở một số thị trường vẫn cho thấy sự thu hẹp lợi suất do các cơ hội vốn và lợi nhuận có thể sẽ không duy trì đến năm 2018.